Hằng
năm Nhật Bản đón nhận hàng trăm ngàn du học sinh đến từ nhiều quốc gia
khác nhau, trong đó có Việt Nam. Được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ
Nhật Bản nhằm giao lưu học hỏi, trao đổi văn hóa, cấp nhiều chương trình
học bổng khác nhau và nhẹ nhàng trong việc xét hồ sơ du học mà hằng năm
số lượng du học sinh sang Nhật học ngày một tăng nhanh. Theo tính toán
sơ bộ, số lượng du học sinh đi học tại Nhật theo diện tự túc chiếm đến
96,8% và đi theo diện học bổng Chính phủ hay các chương trình học bổng
khác chỉ chiến 3,2%.Như vậy số lượng du học tự túc là phương thức lựa chọn tốt nhất cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn nắm về chương trình du học tự túc như thế nào nhé!
I/ Du học tự túc tại Nhật có 3 hình thức khác nhau:
Là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1
đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa
đủ giỏi để vào học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,… hoặc có
mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản
có gần 500 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành
cho du học sinh. Ngoài ra, tại 52 Trường đại học dân lập, 11 Trường đại
học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp
chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật
Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học. Khoa Du học
sinh (Ryugakusei Bekka) của các Trường Đại học dân lập Khoa Du học sinh
là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh,
nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học, Đại học ngắn hạn. Đây
là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của
một Trường Đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn
hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản.
Nhật Bản có 52 Trường Đại học dân lập và
11 trường Đại học ngắn hạn dân lập có Khoa Du học sinh. Bạn phải căn cứ
vào mục đích du học, lĩnh vực cần học, chương trình dự định sẽ học sau
khi học xong Nhật ngữ mà chọn Trường đại học có Khoa Du học phù hợp. Nếu
bạn dự định học tiếp lên Cao học của trường có Khoa Du học mà bạn chọn,
tuỳ mỗi trường có cách tuyển chọn riêng nhưng cũng có trường có chế độ
cho chuyển thẳng từ Khoa Du học lên Đại học.
Các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn
hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận (có khoảng 500 trường)Hiệp hội Chấn
hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy
tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào
đó để chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học thì bạn phải kiểm tra xem trường
đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo
dục Nhật ngữ đặt ra không.
Các chương trình đào tạo tiếng Nhật hoặc
chương trình giáo dục dự bị này chủ yếu xét tuyển dựa trên hồ sơ. Sau
khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật này, một số du học sinh thì đi làm ngay
(tại Nhật hoặc về Việt Nam), một số thì học tiếp theo các hình thức (2)
hoặc (3) dưới đây tuỳ theo năng lực.
2/ Du học diện nghiên cứu sinh:Nghiên
cứu sinh là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc
diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào
đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và
không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Rất nhiều du học
sinh đã vào học khoá này 1 năm để chuẩn bị ôn thi vào Cao học (Thạc sĩ
hoặc Tiến sĩ). Tuy nhiên, không phải tất cả các du học sinh sau khi tham
dự khoá Nghiên cứu sinh này đều thi đỗ vào Cao học, một số du học sinh
thi trượt đã phải về nước. Ngoài ra, cũng có một số Trường Đại học hay
một số khoa lại bắt buộc muốn du học sinh tham dự khoá Nghiên cứu sinh
trước khi thi vào Cao học.Du học sinh khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật
nhưng chưa đủ điều kiện thi vào Cao học thường chọn vào học Khoá Nghiên
cứu sinh này để chuẩn bị ôn thi vào Cao học. Ngoài ra, một số du học
sinh khi vẫn còn ở nước ngoài nhất là những người đã biết tiếng Nhật
cũng có thể nộp hồ sơ và được chấp thuận vào học Khoá này vì điều kiện
tuyển chọn vào học Nghiên cứu sinh không khắt khe bằng tuyển chọn vào
Cao học.
3/ Du học dài hạn:
Là chương trình đào tạo chính quy lấy
học vị cử nhân Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường Cao
đẳng, Dạy nghề, Đại học của Nhật Bản. Để vào học các chương trình chính
quy, du học sinh cần phải trải qua một kỳ thi đầu vào. Phần lớn các kỳ
thi đầu vào đều tổ chức tại Nhật Bản. Thông thường, du học sinh sau khi
tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản như giới
thiệu ở trên sẽ tham dự các kỳ thi đầu vào này để học tiếp lên các
chương trình đào tạo chính quy. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi
cho những người đã học tiếng Nhật ở nước ngoài không cần sang Nhật để
tham dự kỳ thi đầu vào này, từ năm 2002 các Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên
Nhật Bản (JASSO) đã bắt đầu tổ chức Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU) tại
nước ngoài.Theo chương trình trao đổi sinh viên giữa các Trường đại học ở
Nhật Bản và Việt Nam có ký kết hợp tác. Thời gian du học thông thường
khoảng 1 năm.
II/ Du học tự túc tại Nhật bản tự chi trả chi phí:
Hiện nay con đường để đi du học đã không còn quá xa vời, không nhất thiết phải có thật nhiều tiền, hoặc cố gắng tìm kiếm học bổng thì mới đủ điều kiện để đi du học. Vì thế việc tự đi du học đã trở nên vô cùng phổ biến, thậm chí là trở thành một trào lưu.
A. Tự chi trả học phí năm đầu
Với một số gia đình khá giả thì họ có điều kiện để cho con em mình học tập đầy đủ trong suốt 4, 5 năm ở nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta đủ chi phí trang trải cuộc sống năm đầu tiên ở nước ngoài tầm khoảng trên 10.000 usd thì các học sinh đã có một tấm vé du học Nhật bản.
Chẳng hạn như ở Mỹ, năm đầu tiên bạn có thể lựa chọn các trường cao đẳng cộng đồng khoảng 2 năm, sau đó tiếp tục thi vào các trường ĐH khoảng 4 năm. Môi trường học tập tại các trường cao đẳng cộng đồng rất phù hợp với trình độ tiếng Anh ban đầu của bạn. Ở đây cũng có nhiều sinh viên từ nhiều nước trên thế giới cùng có chung những khó khăn ban đầu trong việc thích nghi và hòa nhập với nền văn hóa bản xứ.
Sau khi học xong ở trường cao đẳng cộng đồng thì ít nhiều bạn đã có thể nói tiếng anh lưu loát và theo kịp tiến độ học tập, từ đây bạn đã có thể thi vào các trường ĐH lớn và không loại trừ các trường danh tiếng.
Nếu như nhiều bạn chọn Nhật Bản là điểm đến để du học thì ban đầu phải bỏ ra khoảng 10,000 usd cho năm đầu tiên học trường tiếng. Sau khi nhập học tại trường tiếng, bạn có thể bắt tay vào làm thêm để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt hằng ngày tại Nhật cho những năm tiếp theo, bạn có thể an tâm học lên Cao đẳng, Đại học hay Cao học mà gia đình không phải chu cấp cho bạn.
B. Đi làm thêm để trang trải
Hầu như bất cứ một du học sinh nào cũng đều phải đi làm để kiếm thêm thu nhập. Vừa đi học vừa đi làm sẽ ít nhiều là một thử thách, nhưng nếu bạn cân bằng được thời gian, sắp xếp hợp lý thì ngoài việc học tốt trên giảng đường thì cuộc sống của bạn cũng sẽ thoải mái hơn.
Công việc làm thêm cho sinh viên cũng khá là đa dạng như bồi bàn cho các quán cà phê, quán ăn, phụ vụ trong nhà hàng, làm gia sư, phát báo…
Vào các kỳ nghỉ đông hoặc nghỉ hè, nhiều bạn không về nhà mà ở lại tranh thủ làm thêm. Lúc này mức lương dao động có thể tăng gấp 2, 3 lần. Đây quả thật là cơ hội để bạn kiếm nhiều tiền trang trải học phí.
Mai Hương (du học sinh Nhật) chia sẻ: “Sau khi qua Nhật được nữa năm thì mình nhờ sự giới thiệu của các anh chị cùng phòng nên đã kiếm được một công việc trong quán cà phê. Người Nhật khá là trọng mối quan hệ quen biết nên khi được giới thiệu thì mình được nhận vào làm liền. Mình làm cho tới thời điểm này cũng hơn được một năm. Ban đầu mình đã xác định là chỉ nhờ vào ba mẹ trong năm đầu tiên, còn những năm tiếp theo mình sẽ tự trang trãi được. Gia đình mình cũng không khá giả gì nên chỉ giúp được mình tới đây, còn lại thì mình tự lo hết.”
C. Du học là một trải nghiệm
Dù du học theo dạng học bổng hay du học theo dạng tự túc thì đó là cơ hội để bản thân khám phá về một môi trường hoàn toàn mới. Bạn phải sống tự lập, tự lo cho bản thân mình khi ốm đau, tự đi làm thêm kiếm tiền, và mỗi khi nhớ da diết gia đình thì chỉ mong sao nghe được giọng nói trìu mến của quê hương.
Chấp nhận cuộc sống du học nghĩa là bạn chấp nhận đương đầu với những khó khăn thử thách. Sự va chạm với nhiều nên văn hóa khác nhau trên thế giới sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều mới mẻ hơn. Chính nhờ những trải nghiệm ấy mà bạn sẽ trưởng thành lên rất nhiều.
Với một số gia đình khá giả thì họ có điều kiện để cho con em mình học tập đầy đủ trong suốt 4, 5 năm ở nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta đủ chi phí trang trải cuộc sống năm đầu tiên ở nước ngoài tầm khoảng trên 10.000 usd thì các học sinh đã có một tấm vé du học Nhật bản.
Chẳng hạn như ở Mỹ, năm đầu tiên bạn có thể lựa chọn các trường cao đẳng cộng đồng khoảng 2 năm, sau đó tiếp tục thi vào các trường ĐH khoảng 4 năm. Môi trường học tập tại các trường cao đẳng cộng đồng rất phù hợp với trình độ tiếng Anh ban đầu của bạn. Ở đây cũng có nhiều sinh viên từ nhiều nước trên thế giới cùng có chung những khó khăn ban đầu trong việc thích nghi và hòa nhập với nền văn hóa bản xứ.
Sau khi học xong ở trường cao đẳng cộng đồng thì ít nhiều bạn đã có thể nói tiếng anh lưu loát và theo kịp tiến độ học tập, từ đây bạn đã có thể thi vào các trường ĐH lớn và không loại trừ các trường danh tiếng.
Nếu như nhiều bạn chọn Nhật Bản là điểm đến để du học thì ban đầu phải bỏ ra khoảng 10,000 usd cho năm đầu tiên học trường tiếng. Sau khi nhập học tại trường tiếng, bạn có thể bắt tay vào làm thêm để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt hằng ngày tại Nhật cho những năm tiếp theo, bạn có thể an tâm học lên Cao đẳng, Đại học hay Cao học mà gia đình không phải chu cấp cho bạn.
B. Đi làm thêm để trang trải
Hầu như bất cứ một du học sinh nào cũng đều phải đi làm để kiếm thêm thu nhập. Vừa đi học vừa đi làm sẽ ít nhiều là một thử thách, nhưng nếu bạn cân bằng được thời gian, sắp xếp hợp lý thì ngoài việc học tốt trên giảng đường thì cuộc sống của bạn cũng sẽ thoải mái hơn.
Công việc làm thêm cho sinh viên cũng khá là đa dạng như bồi bàn cho các quán cà phê, quán ăn, phụ vụ trong nhà hàng, làm gia sư, phát báo…
Vào các kỳ nghỉ đông hoặc nghỉ hè, nhiều bạn không về nhà mà ở lại tranh thủ làm thêm. Lúc này mức lương dao động có thể tăng gấp 2, 3 lần. Đây quả thật là cơ hội để bạn kiếm nhiều tiền trang trải học phí.
Mai Hương (du học sinh Nhật) chia sẻ: “Sau khi qua Nhật được nữa năm thì mình nhờ sự giới thiệu của các anh chị cùng phòng nên đã kiếm được một công việc trong quán cà phê. Người Nhật khá là trọng mối quan hệ quen biết nên khi được giới thiệu thì mình được nhận vào làm liền. Mình làm cho tới thời điểm này cũng hơn được một năm. Ban đầu mình đã xác định là chỉ nhờ vào ba mẹ trong năm đầu tiên, còn những năm tiếp theo mình sẽ tự trang trãi được. Gia đình mình cũng không khá giả gì nên chỉ giúp được mình tới đây, còn lại thì mình tự lo hết.”
C. Du học là một trải nghiệm
Dù du học theo dạng học bổng hay du học theo dạng tự túc thì đó là cơ hội để bản thân khám phá về một môi trường hoàn toàn mới. Bạn phải sống tự lập, tự lo cho bản thân mình khi ốm đau, tự đi làm thêm kiếm tiền, và mỗi khi nhớ da diết gia đình thì chỉ mong sao nghe được giọng nói trìu mến của quê hương.
Chấp nhận cuộc sống du học nghĩa là bạn chấp nhận đương đầu với những khó khăn thử thách. Sự va chạm với nhiều nên văn hóa khác nhau trên thế giới sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều mới mẻ hơn. Chính nhờ những trải nghiệm ấy mà bạn sẽ trưởng thành lên rất nhiều.