Hiển thị các bài đăng có nhãn visa du hoc nhat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn visa du hoc nhat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Nguyên nhân không đạt Visa du học Nhật bản

Nguyen nhan truot visa, nguyên nhân trượt visa, Visa du học, visa, visa du hoc, visa du học nhật, visa du hoc nhat, visa du học nhật bản, visa du hoc nhat ban, nguyên nhân không đạt visa du học nhật bản, visa du hoc nhat co kho khong, xin visa du hoc nhat kho khong, visa du học nhật có khó không, xin visa du học nhật bản có khó không, thu tuc du hoc
 HIEN QUANG CO.,LTD là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực du học Nhật Bản. Với những kinh nghiệm mình đã trải qua trong suốt bao năm giúp đỡ hàng trăm bạn sinh viên quyết tâm theo đuổi thế giới học thuật tại Nhật Bản,
visa du hocchúng tôi muốn chia sẻ với các bạn những nguyên nhân mà sinh viên thường vướng phải để rồi không xin được Visa du học tại Nhật bản. Chỉ với một sự hiểu biết chưa thấu đáo mà các bạn đã tuột mất giấc mơ du học, để vụt mất một cơ hội trong cuộc đời.

Bạn hãy tìm hiểu những nguyên do sau để chắc chắn rằng con đường du học Nhật Bản của mình không thể bị chắn ngang bởi những thiếu sót dưới đây nhé!

Phần I: Về Thủ Tục Hồ Sơ
1.  Nội dung ghi trong hồ sơ du học không có tính nhất quán.
-    Những vấn đề liên quan trong quá trình xuất nhập cảnh
-    Những vấn đề liên quan trong quá trình học tập
-    Những vấn đề liên quan trong quá trình làm việc
-    Địa chỉ
-    Tên họ
-    Ngày tháng năm sinh
-    Những lý do khác
2.    Nếu xét từ phương diện quá trình sinh sống và làm việc của người du học thì họ không có đủ năng lực và ý chí để học tập tại đất nước Nhật Bản
3.    Nếu xét từ lý lịch nhập cảnh và tình trạng cư trú của người du học, nội dung đơn đăng ký không có tính minh bạch.
4.    Không khai báo quá trình làm việc của du học sinh hoặc là không có chứng cứ về sự khác nhau và thực tế cũng như không chứng minh được tính xác thật của nội dung đăng ký du học.
*    Học vấn và quá trình làm việc không nhất quán
*    Không khai báo quá trình làm việc
*    Không khai báo quá trình nhập cảnh
*    Những lý do khác
5.    Hồ sơ du học không  đáng tin cậy
-    Giấy chứng nhận học vấn
-    Giấy chứng nhận ngân hàng
-    Giấy chứng nhận công việc
-    Giấy chứng minh thu nhập
-    Giấy phép kinh doanh
-    Giấy công chứng
-    Sơ yếu lý lịch
-    Những giấy tờ khác

6.    Vì không nộp hồ sơ bổ sung, không chứng minh được tư cách cư trú là “du học”, “nhập học”.
Phần II: Về Chứng Minh Tài Chính & Trình Độ Nhật Ngữ
1.    Du học sinh không chứng minh được khả năng tài chính để đảm bảo cuộc sống bên Nhật hoặc là không có đủ học bổng để theo học.
2.    Không chứng minh được đầy đủ quyết tâm và phương pháp chi trả chi phí  tài chính cho việc học tập và sinh sống.
3.    Không chứng minh được mối quan hệ nhân thân giữa người đi du học và người chi trả tài chính một cách rõ ràng.
4.    Về tổng thu nhập của người bảo trợ tài chính, không chứng minh được khả năng chi trả tài chính
5.    Không chứng minh được mức chi trả tài chính là đầy đủ.
6.    Hồ sơ chứng minh khả năng chi trả tài chính không đầy đủ.
7.    Không chứng minh được nhân thân của người chi trả tài chính.
8.    Vì không gửi hồ sơ bổ sung, không chứng minh được việc chi trả tài chính.
9.  Du học sinh không chứng minh được mình thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-  Đã học tiếng Nhật trên 6 tháng tại cơ sở đào tạo tiếng Nhật
-   Đã được chứng nhận là có đủ trình độ năng lực Nhật ngữ để tham gia học ở các trường chuyên môn
thu tuc du hoc, Nguyen nhan truot visa, nguyên nhân trượt visa, Visa du học, visa, visa du hoc, visa du học nhật, visa du hoc nhat, visa du học nhật bản, visa du hoc nhat ban, nguyen nhan khong dat visa du hoc nhat ban, nguyên nhân không đạt visa du học nhật bản, visa du hoc nhat co kho khong, xin visa du hoc nhat kho khong,

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Các loại visa Nhật bản, du học, du lịch...

visa du lich nhat ban, visa du lịch nhật bản, cac loai visa nhat, các loại visa nhật, visa, visa nhật bản, visa nhat ban, visa du hoc, visa du học, visa du học nhật, visa du hoc nhat, visa du hoc nhat ban, visa du học nhật bản, visa du lich, visa du lịch, visa du  lịch Nhật, visa du lich nhat, visa du lich nhat ban, visa du lich nhat ban, visa du lịch nhật bản, cac loai visa nhat, các loại visa nhật, visa, visa nhật bản, visa nhat ban,
visa nhat banCác loại visa Nhật bản - Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất (Số điện thoại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp Nhật: 03-3580-4111). 
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Hộ chiếu
(2) Tờ khai xin cấp Visa (1 tờ)
(3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
(4) Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
(5) Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản)
+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
+ Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...
Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.
Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa
(1) Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
(2) Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45
Thời gian cần thiết
5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)
Ví dụ: Nộp đơn xin cấp Visa sáng thứ Hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Hai tuần tiếp theo.
Lệ phí
- Visa hiệu lực 1 lần: 480.000 VNĐ
- Visa hiệu lực nhiều lần: 970.000 VNĐ
Tiêu chuẩn cơ bản theo quy định về việc cấp visa
Theo quy định, nếu người xin cấp visa thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
-  Người xin visa được xác nhận chính xác là có hộ chiếu còn hạn sử dụng, có quyền
và tư cách được trở về nước mình hoặc tái nhập quốc lại nước người đó đang lưu trú.
-   Hồ sơ xuất trình xin visa phải đầy đủ, hợp lệ.
-   Hoạt động dự định của người xin visa tại Nhật hoặc thân phận, vị trí và thời hạn
lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được
quy định tại Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn.

Tìm hiểu các loại visa Nhật bản
visa du hoc nhat ban1Chính phủ Nhật Bản quy định từ ngày 20/11/2007 tất cả người nước ngoài nhập cảnh vào theo mọi hình thức phải trải qua các quy trình kiểm tra của Sở lưu trú hay Đại sứ quán ở nước sở tại như sau:
+  Lấy dấu vân tay
+  Chụp ảnh trước khi vào nước Nhật để phòng khủng bố
Bất cứ ai từ chối hợp tác sẽ không được cấp phép nhập cảnh vào Nhật.
Một số trường hợp được đặc cách: Trẻ em dưới 16 tuổi và 1 vài nhóm đặc biệt như là các nhà ngoại giao, các cuộc viếng thăm cấp cao và các trường hợp viễn trú đặc biệt.
Tất cả người nước ngoài đều sẽ phải có 1 loại visa khi nhập cảnh vào Nhật. Có khoảng hơn 20 loại visa vào Nhật, bao gồm “Visa tạm thời” cho các khách du lịch và các loại visa cho sinh viên, lao động và người thân của những người đang cư trú tại Nhật
Visa loại du lịch và thương gia
Người nước ngoài thuộc quốc tịch của 1 trong hơn 50 quốc gia mà Nhật Bản cho phép miễn visa tạm thời thì chỉ cần 1 passport (hộ chiếu) hợp lệ đã có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức khách du lịch hoặc thương gia. Ngững người có visa tạm thời sẽ được phép lưu trú tại Nhật lên tối đa là 90 ngày.
Người nước ngoài có visa tạm thời không được phép tham gia kinh doanh, mua bán. Tuy nhiên vẫn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trường Nhật ngữ.
Tất cả các khách du lịch nước ngoài phải luôn mang hộ chiếu trong người.
Visa lao động
Người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật cần có visa lao động từ đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Nhật nước sở tại cấp để có thể nhập cảnh vào Nhật Bản dưới dạng visa được phép lao động.
* Có hơn 12 loại hình visa lao động, mỗi loại cho phép người sở hữu nó được phép làm việc trong các loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau, ví dụ như phóng viên, nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, giải trí, quản trị kinh doanh, dịch vụ quốc tế,…   
*   Nếu bạn đổi việc trong thời gian ở Nhật và công việc mới ko nằm trong lĩnh vực lao động được phép (Ví dụ như từ giáo dục chuyển sang kỹ thuât), bạn cần thay đổi loại visa.
*  Bằng đại học hoặc các chứng chỉ chuyên môn sẽ được yêu cầu khi nộp đơn xin visa lao động. Người muốn xin cấp visa lao động phải được 1 công ty tại Nhật chấp nhận hoặc là có 1 người bảo lãnh. Visa lao động thường được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn.
Người nước ngoài muốn học tại Nhật Bản (Trừ trường hợp tham gia các kháo học tiếng ngắn hạn), cần có visa du học cấp tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản mới có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức lưu trú du học dài hạn.
Có nhiều loại visa du học, phân biệt theo loại hình học tập
Ví dụ:  Visa Dự bị đại học, Đại học hoặc là các hình thức giao lưu văn hóa. Người muốn xin cấp visa du học cần được 1 trường ở Nhật chấp nhận và bằng chứng có đủ khả năng tài chính để chi trả các chi phí trong suốt thời gian học. Visa du học sẽ được cấp với kỳ hạn 6 tháng đến 2 năm và có thể gia hạn. Du học sinh không được phép tham gia các hoạt động kinh doanh, buôn bán trừ khi được phép của trường và văn phòng xuất nhập cảnh. Ngay cả khi đã có giấy phép, du học sinh cũng chi có thể làm việc với số giờ mỗi tuần bị giới hạn. (Khoảng 28h/tuần).
Visa vợ chồng hoặc người phụ thuộc
Người nước ngoài kết hôn với 1 người mang quốc tịch Nhật hoặc với người đã có visa vĩnh trú tại Nhật có thể lấy được visa vợ chồng, cho phép họ kết hôn và buôn bán tại Nhật. Visa loại này được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn. 
-  Vợ (chồng) của người nước ngoài, những người đang sống tại Nhật với hình thức lưu trú được phép lao động, có thể nộp đơn để xin cho 1 visa người phụ thuộc. Visa người phụ thuộc được cấp với kỳ hạn từ 3 tháng đến 3 năm và có thể gia hạn. 
-  Người phụ thuộc không được phép tham gia kinh doanh, buôn bán, trừ khi họ có giấy phép từ cục xuất nhập cảnh. Ngay cả khi có giấy phép thì người phụ thuộc cũng chỉ có thể làm việc với khoảng thời gian trong tuần bị giới hạn.
Thẻ ngoại kiều
visa du hoc nhat ban2Tất cả người nước ngoài lưu trú ở Nhật hơn 90 ngày cần nộp đơn xin cấp thẻ ngoại kiều trong 90 ngày đầu tại Nhật. Đơn sẽ được xử lý tại văn phòng trực thuộc địa phương (Ví dụ như văn phòng thành phố). Thẻ ngoại kiều là giấy tờ quan trọng để có thể mở tài khoản ngân hàng, đăng ký điện thoại hay các hoạt động tương tự khác. Người nước ngoài cư trú tại Nhật sẽ phải luôn mang thẻ ngoại kiều bên người khi sống tại Nhật.

Gia hạn giấy phép lưu trú
+  Hầu hết các loại visa cho phép bạn ở Nhật trong khoảng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm. Nếu bạn muốn ở lại lâu hơn, bạn phải nộp đơn xin gia hạn tại cục nhập cảnh tại Nhật trước ngày mãn hạn visa.
+  Đơn sẽ được xử lý rất đơn giản, chỉ cần bạn vẫn đáp ứng và tuân thủ các điều kiện của visa. Sẽ mất từ vài ngày đến vài tuần để đơn được xử lý. Trong thời gian đó bạn sẽ vẫn được sống tại Nhật kể cả khi visa của bạn đáo hạn.
Thay đổi loại visa
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi hình thức lưu trú (ví dụ từ khách du lịch sang giáo viên hoặc từ sinh viên qua kỹ sư) ở 1 cục nhập cảnh bất kỳ trên nước Nhật. Bạn sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ tương tự như khi bạn nộp đơn xin visa ở Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản.
Visa tái nhập cảnh
Người nước ngoài lưu trú muốn tạm thời ra khỏi nước Nhật cần xin giấy phép tái nhập cảnh, nếu không sẽ bị mất quyền lưu trú ngay khi ra khỏi Nhật. Giấy phép tái nhập cảnh cho cá nhân hay cho tập thể có thể xin được ở các văn phòng nhập cảnh (Và 1 vài sân bay trong trường hợp khẩn cấp).
Visa vĩnh trú
Người nước ngoài lưu trú mà có nhân cách tốt và có đủ khả năng tài chính để sống tự lập tại Nhật có thể được cấp visa vĩnh trú nếu họ sống ở Nhật ít nhất là 10 năm liên tục (Trong trường hợp vợ hoặc chồng là người Nhật hoặc là người có nhiều đóng góp cho xã hội Nhật thì có thể ngắn hơn). Nếu có visa vĩnh trú bạn sẽ được ở Nhật vô thời hạn và được phép kinh doanh, buôn bán
Chuyển quốc tịch
Người nước ngoài sống ở Nhật ít nhất 5 năm liên tục (Trong trường hợp kết hôn với người Nhật thì có thể ngắn hơn) có nhân cách tốt, ko vi phạm pháp luật và có đủ khả năng tài chính muốn bỏ quốc tịch hiện tại của mình sẽ được cấp quốc tịch Nhật Bản.